Đảng bộ Bệnh viện Da liễu Trung ương tuyên truyền về biển, đảo năm 2018

posted 11/04/2018 Admin

 

     Thực hiện Kế hoạch số 113-KH/QU ngày 14/3/2018 của Quận ủy Đống Đa về Công tác tuyên truyền biển, đảo năm 2018; Nhằm nâng cao hơn nữa nhận thức của cán bộ, đảng viên và quần chúng về vai trò, vị trí chiến lược của biển, đảo nước ta trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; khơi dậy và phát huy sức mạnh tổng hợp của toàn dân tộc, góp phần thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ phát triển kinh tế biển gắn với bảo vệ chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc, Đảng ủy Bệnh viện Da liễu Trung ương gửi tới toàn thể đảng viên, cán bộ, nhân viên Bệnh viện nội dung Tuyên truyền về biển đảo năm 2018:

I. Chủ trương, quan điểm, chính sách của Đảng và Nhà nước về biển, đảo Việt Nam.

 

       Việt Nam là quốc gia ven biển, có bờ biển dài trên 3.260 km trải dài từ Bắc xuống Nam, với gần 3000 hòn đảo lớn nhỏ và 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Trong 63 tỉnh, thành phố của cả nước thì 28 tỉnh, thành phố có biển và gần một nửa dân số sinh sống tại các tỉnh, thành ven biển. Trong lịch sử hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước của dân tộc, biển đảo luôn gắn với quá trình xây dựng và phát triển của đất nước và con người Việt Nam, đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong việc phát triển kinh tế – xã hội, bảo đảm an ninh quốc phòng. Vì vậy Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách về phát triển các lĩnh vực liên quan đến biển, đảo.

Trong những năm qua, để tiếp tục phát huy các tiềm năng của biển, đảo nước ta trong thế kỷ XXI, Hội nghị lần thứ tư ban chấp hành Trung ương Đảng khoá X đã thông qua Nghị quyết số 09-NQ/TW ngày 9/2/2007 “Về chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020”. Nhằm triển khai Nghị quyết số 09-NQ/TW, Chính phủ cũng đã ban hành Nghị quyết số 27/2007/NQ-CP của Chính phủ về “Chương trình hành động thực hiện Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020”.

Trong 10 năm triển khai thực hiện các Nghị quyết của Đảng và Chính phủ về chiến lược biển, đảo cùng với sự nỗ lực của các cấp, các ngành và toàn thể nhân dân, nước ta đã đạt được những kết quả quan trọng như: Kinh tế biển, ven biển được quan tâm đầu tư, phát triển theo hướng khai thác có hiệu quả nguồn tài nguyên biển kết hợp phát triển lâm nghiệp, đẩy mạnh công nghiệp chế biến, xuất khẩu thuỷ sản gắn phát triển nuôi trồng với nâng cao hiệu quả khai thác đánh bắt, tăng nhanh các ngành dịch vụ, du lịch, kết hợp phát triển kinh tế biển bền vững với đảm bảo an ninh quốc phòng vùng biển, xây dựng cơ sở hạ tầng, tạo thế đứng ổn định, vững chắc sẵn sàng đối phó với các tình huống phức tạp xảy ra trên biển, xây dựng hệ thống nhà ở, tường, kè chống xói lở trên các đảo thuộc quần đảo.

         II. Cơ sở, chứng cứ lịch sử và pháp lý khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa

Hiện nay, các vấn đề liên quan đến bảo vệ chủ quyền trên quần đảo Hoàng Sa; chủ quyền và giải quyết hòa bình tranh chấp chủ quyền trên quần đảo Trường Sa giữa các quốc gia và vùng lãnh thổ, gồm: Việt Nam, Trung Quốc, Malaysia, Philippines, Đài Loan (Trung Quốc) là những vấn đề lớn cần phải giải quyết.

Quần đảo Hoàng Sa gồm 30 đảo, bãi đá, cồn, san hô và bãi cạn, nằm trên vùng biển có diện tích khoảng 16.000 km², cách đảo Lý Sơn của ta khoảng 120 hải lý, cách đảo Hải Nam (Trung Quốc) khoảng 140 hải lý. Diện tích toàn bộ phần đất nổi của quần đảo khoảng 10 km². Đảo Hoàng Sa là đảo chính của quần đảo nhưng không phải là đảo lớn nhất. Nhiều nhà quân sự cho rằng đảo này có vị trí quan trọng nhất, hơn cả đảo Phú Lâm trong việc phòng thủ bờ biển Việt Nam. Trong thời gian chính quyền Việt Nam Cộng hòa quản lý, ở đảo này có nhà cửa, căn cứ quân sự, đài khí tượng, hải đăng, miễu Bà, cầu tàu và bia chủ quyền. Bia chủ quyền do người Pháp dựng lên năm 1938, ghi nhận lại chủ quyền chính thức của Việt Nam từ năm 1816. Cơ sở quân sự được thiết lập từ đầu thập niên 1930. Sang thập niên 1950, 1960, nhà cửa được xây cất thêm, tạm đủ cho sự trú phòng của một tiểu đoàn Thủy quân Lục chiến. Bia chủ quyền Việt Nam  được đặt gần giữa đảo. Nhà Nguyễn đã chính thức đặt chủ quyền ở quần đảo Hoàng Sa năm 1816.

Quần đảo Trường Sa: Gồm hơn 100 đảo, bãi đá, cồn, san hô và bãi cạn, vùng biển có diện tích rộng khoảng 160.000 – 180.000 km², cách Cam Ranh (Khánh Hòa) khoảng 243 hải lý, cách đảo Phú Quý (Bình Thuận) khoảng 203 hải lý, cách đảo Hải Nam (Trung Quốc) khoảng 585 hải lý. Diện tích toàn bộ phần nổi của quần đảo khoảng 10 km². Sự liên kết giữa các đảo, cụm đảo, tuyến đảo của quần đảo Trường Sa tạo thành lá chắn quan trọng phía trước vùng biển và dải bờ biển Nam Trung Bộ và Nam Bộ, bảo vệ sườn phía Đông của đất nước, tạo thành một hệ thống cứ điểm tiền tiêu để ngăn chặn và đẩy lùi các hoạt động lấn chiếm của tàu thuyền nước ngoài. Vì thế từ lâu quần đảo Trường Sa luôn được các nhà quân sự, khoa học, chính trị đánh giá cao. Sau khi xâm lược nước ta và đánh giá cao vị trí chiến lược của quần đảo Trường Sa, người Pháp đã tổ chức khảo sát, đo đạc, biên vẻ bản đồ vùng Biển Đông trong đó có quần đảo Trường Sa. Trước khi tiến hành chiến tranh ở Thái Bình Dương, Nhật Bản đã chiếm quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa làm bàn đạp đánh chiếm Đông Dương, Xingapo, Inđônêxia. Sau Hiệp định Giơnevơ năm 1954, Mỹ can thiệp, đưa quân vào miền Nam Việt Nam đã ủng hộ và tạo điều kiện cho chính quyền ngụy Sài Gòn đóng giữ đảo Trường Sa, ép Chính phủ Philippin cho Mỹ lập căn cứ hải quân và không quân trên lãnh thổ Philippin để khống chế lực lượng quân sự của các nước trong khu vực và đường hàng hải quốc tế qua Biển Đông.

Việc giải quyết tranh chấp, giữ gìn hòa bình và ổn định, đẩy mạnh phát triển kinh tế biển trên biển Đông cần dựa trên cơ sở luật pháp quốc tế, đặc biệt là Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 và Tuyên bố về Quy tắc ứng xử của các bên ở biển Đông (DOC). Trong quá trình tìm kiếm một giải pháp cơ bản, lâu dài cho các vấn đề tranh chấp trên Biển Đông, các bên liên quan cùng nỗ lực duy trì ổn định, không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực, tuân thủ nghiêm chỉnh Hiến chương Liên hợp quốc và các chuẩn mực của luật pháp quốc tế, trong đó có 5 nguyên tắc chung sống hòa bình. Các bên cũng cần thực hiện đầy đủ Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC-2002; nguyên tắc 6 điểm của ASEAN về vấn đề Biển Đông (2012); tuyên bố chung của Hội nghị cấp cao ASEAN – Trung Quốc kỷ niệm 10 năm tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (2012). Đồng thời, sớm xây dựng Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC). Quan điểm của Việt Nam hết sức rõ ràng: Những vấn đề chỉ liên quan đến hai nước thì giải quyết song phương; những vấn đề liên quan đến nhiều bên thì bàn bạc giữa các bên liên quan.

         III. Phát triển bền vững biển đảo

Nước ta có rất nhiều lợi thế về biển, đảo để phát triển các ngành kinh tế mũi nhọn như: dầu khí, khai thác thuỷ sản, du lịch, hàng hải… tạo tiềm lực mạnh mẽ để xây dựng và phát triển đất nước. Dự báo trữ lượng dầu khí toàn bộ thềm lục địa Việt Nam khoảng 3 – 4 tỷ tấn dầu quy đổi và khoảng 3 nghìn tỷ m3 khí, cùng các loại khoáng sản có giá trị khác. Việt Nam được xếp vào nhóm quốc gia có tiềm năng lớn về phát triển kinh tế thuỷ sản trong khu vực và trên thế giới. Vùng biển Việt Nam được đánh giá là một trong 10 trung tâm đa dạng sinh học biển, là một trong 20 vùng biển có nguồn lợi hải sản giàu có nhất toàn cầu.

Trong giai đoạn hiện nay, việc bảo vệ các vùng biển, đảo của Tổ quốc được kết hợp song song với phát triển kinh tế biển, tăng cường giáo dục, nâng cao nhận thức cho nhân dân về chủ quyền biển, đảo. Mục tiêu đến năm 2020, phấn đấu đưa nước ta trở thành quốc gia mạnh về biển, làm giàu từ biển, bảo đảm vững chắc chủ quyền, quyền chủ quyền quốc gia trên biển, đảo, góp phần quan trọng trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, làm cho đất nước giàu mạnh.

Trong thời gian qua, các Bộ, Ban, ngành, đoàn thể, toàn hệ thống chính trị các cấp đã có nhiều hoạt động tuyên truyền, vận động ủng hộ quân, dân Trường Sa có hiệu quả, góp phần giáo dục tinh thần yêu nước, lòng tự hào dân tộc, nâng cao ý thức bảo vệ chủ quyền biển, đảo, giữ gìn môi trường hoà bình, ổn định, hợp tác, phát triển. Từ năm 2010 đến nay, các cơ quan, tổ chức, các cá nhân trong và ngoài nước đã tự nguyện hỗ trợ hơn 1.000 tỷ đồng, góp phần đầu tư xây dựng hơn 40 công trình văn hóa, dân sinh, công trình kháng lực; đóng mới hơn 50 chiếc xuồng CQ, CV; mua sắm các trang bị, phương tiện phục vụ quân, dân huyện đảo Trường Sa, Nhà giàn DK1.

Đối với ngư dân đánh bắt hải sản ngoài khơi, Chính phủ thực hiện các chính sách hỗ trợ và đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục ý thức bảo vệ chủ quyền lãnh hải, đẩy mạnh hỗ trợ người dân, cũng như xem xét ưu tiên đầu tư cho các lực lượng Bộ đội Biên phòng, Hải quân, tìm kiếm cứu nạn để giữ vững an ninh trật tự, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển đảo và đảm bảo an toàn trên biển, đảo.

Để hoàn thành tốt các nhiệm vụ trong giai đoạn mới, phải đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về các vấn đề có liên quan tới biển, đảo; tuyên truyền sâu rộng trong các cấp, ngành, mọi tầng lớp nhân dân, đặc biệt là thế hệ trẻ hiểu rõ về vai trò, vị trí chiến lược của biển, đảo Việt Nam trong sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc.

 

Bài: ThS.Huỳnh Thị Đào – Đảng uỷ viên Đảng bộ Bệnh viện Da liễu Trung ương

Đăng bài và ảnh: Phòng CNTT&GDYT

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Thông báo: Bệnh viện Da liễu Trung ương mời các nhà thầu quan tâm nộp hồ sơ chào giá đăng ký thực hiện dự toán mua sắm Mỏ vịt nhựa.

Thông báo: Bệnh viện Da liễu Trung ương mời các nhà thầu quan tâm nộp hồ sơ chào giá đăng ký thực hiện dự toán mua sắm Mỏ vịt nhựa.

Thông báo: Bệnh viện Da liễu Trung ương mời các nhà thầu quan tâm nộp hồ sơ chào giá đăng ký thực hiện dự toán mua sắm Mỏ vịt nhựa..

Tin hoạt động- 1 ngày trước

Thông báo: Bệnh viện Da liễu Trung ương mời các nhà thầu quan tâm nộp hồ sơ chào giá đăng ký thực hiện dự toán mua sắm Test nhanh HCV.

Thông báo: Bệnh viện Da liễu Trung ương mời các nhà thầu quan tâm nộp hồ sơ chào giá đăng ký thực hiện dự toán mua sắm Test nhanh HCV.

Thông báo: Bệnh viện Da liễu Trung ương mời các nhà thầu quan tâm nộp hồ sơ chào giá đăng ký thực hiện dự toán mua sắm Test nhanh HCV..

Tin hoạt động- 1 ngày trước

Thộng báo: Lịch khám chữa bệnh dịp lễ Giỗ tổ Hùng Vương và 30/4 -1/5

Thộng báo: Lịch khám chữa bệnh dịp lễ Giỗ tổ Hùng Vương và 30/4 -1/5

Thộng báo: Lịch khám chữa bệnh dịp lễ Giỗ tổ Hùng Vương và 30/4 -1/5.

Tin hoạt động- 1 ngày trước

Thông báo: Bệnh viện Da liễu Trung ương mời các nhà thầu quan tâm nộp hồ sơ chào giá đăng ký thực hiện dự toán mua sắm Bộ kít tách chiết

Thông báo: Bệnh viện Da liễu Trung ương mời các nhà thầu quan tâm nộp hồ sơ chào giá đăng ký thực hiện dự toán mua sắm Bộ kít tách chiết

.

Báo giá- Mời thầu- 2 ngày trước

Thông báo: Bệnh viện Da liễu Trung ương mời các nhà thầu quan tâm nộp hồ sơ chào giá đăng ký thực hiện dự toán mua sắm Ống falcon

Thông báo: Bệnh viện Da liễu Trung ương mời các nhà thầu quan tâm nộp hồ sơ chào giá đăng ký thực hiện dự toán mua sắm Ống falcon

.

Báo giá- Mời thầu- 2 ngày trước

Thông báo: Bệnh viện Da liễu Trung ương mời các nhà thầu quan tâm nộp hồ sơ chào giá đăng ký thực hiện dự toán mua sắm : Dung dịch đệm  PDS và Trypsin

Thông báo: Bệnh viện Da liễu Trung ương mời các nhà thầu quan tâm nộp hồ sơ chào giá đăng ký thực hiện dự toán mua sắm : Dung dịch đệm PDS và Trypsin

.

Báo giá- Mời thầu- 2 ngày trước

largeer