Các thương tổn da do STEROID tại chỗ

posted 16/01/2018 Admin
     1. Đại cương về steroid tại chỗ

     Steroid tại chỗ là nhóm thuốc chống viêm được sử dụng để kiểm soát viêm da cơ địa, eczema và các viêm da khác. Thuốc tồn tại dưới dạng kem (cream), mỡ (oint ment), dung dịch (sclution), gel với các độ mạnh khác nhau, dùng để bôi lên da, niêm mạc, súc miệng. Chúng thường được bào chế đơn thuần hoặc kết hợp với các hoạt chất khác như kháng sinh, kháng nấm, cacipotriol.
     Steroid tại chỗ có tác dụng

 Chống viêm

  • Ức chế miễn dịch
  • Chống tăng sinh tế bào
  • Co mạch


     Các loại sterod tại chỗ khác nhau về độ mạnh. Độ mạnh phụ thuộc vào cấu trúc phân tử đặc hiệu, tỷ lệ hấp thu qua da (0,25-3%), lượng tác dụng tới tế bào đích, dạng bào chế. Các vùng da khác nhau có độ hấp thu steroid khác nhau.

  • Các vùng hấp thu nhiều nhất: mí mắt, sinh dục, các nếp gấp.
  • Các vùng hấp thu ít: lòng bàn tay, lòng bàn chân.

     Các dạng bào chế

  • Kem, lotion: phổ biến nhất, dùng bôi lên các thương tổn vùng da nhẵn, hoặc thương tổn có độ dày ít.
  • Mỡ: dùng cho vùng da khô, không có lông tóc. Không chứa chất bảo quản nên ít gây kích ứng và dị ứng nhưng tăng nguy cơ bị viêm nang lông và rôm sảy.
  • Gel, dung dịch: dùng cho vùng lông, tóc, có thể gây se khô, châm chích da viêm.

     Phân loại steroid tại chỗ theo độ mạnh

  • Rất mạnh (mạnh gấp tới 600 lần so với hydrocortisone)


            + Clobetasol propionate

            + Betamethasone dipropionate

  • Loại mạnh (gấp 100-150 lần so với hydrocortisone)


            + Betamethasone valerate

            + Betamethasone dipropionate

            + Diflucortolene valerate

            + Hydrocortisone 17-Butyrate

            + Mometasone fuorate

            + Methylprednislone aceponate

  • Trung bình (gấp 2-25 lần so với hydrocortisone)


            + Clobetasone butyrate

            + Triameinelone acetonide

  • Nhẹ


            + Hydrocortisone

            + Hydrocortisone acetate

Các tên thuốc chứa steroid tại chỗ phổ biến ở Việt Nam: kem bảy màu, Flucinar, Gentrisone, Eumovat, Tomax, Dermovat, Fobancort, Fucicort, Enoti, Fucidin H, Daivobet, Xamiol, …
          Cách sử dụng steroid tại chỗ

Steroid tại chỗ thường được bôi 01 lần/ngày (buổi sáng hoặc buổi tối). Tùy theo từng bệnh, mức độ bệnh, vùng da bị bệnh, độ tuổi, độ mạnh của thuốc mà thời gian bôi thuốc khác nhau nhưng thường dùng ngắn ngày, tối đa khoảng 3-4 tuần.

          Các chỉ định của steroid tại chỗ trong da liễu: viêm da cơ địa, sẩn ngứa, chàm, viêm da tiếp xúc dị ứng/kích ứng, lichen phẳng, sẩn ngứa, viêm da thần kinh, lichen xơ teo, vảy nến, …

     Liều lượng thuốc bôi mỗi lần thường áp dụng theo đơn vị đốt ngón tay (fingertip unit). Một đơn vị được định nghĩa là lượng thuốc bôi nặn ra từ tube thuốc có độ dài bằng đốt xa ngón trỏ của bệnh nhân.

  • Người lớn nam giới: 1 đơn vị tương đương 0,5 g
  • Người lớn nữ giới: 1 đơn vị tương đương 0,4 g
  • Trẻ em 4 tuổi: bằng khoảng 1/3 của người lớn
  • Trẻ em từ 6 tháng-1 tuổi: bằng khoảng ¼ của người lớn


Lượng thuốc bôi mỗi lần tùy thuộc vào từng vùng da cơ thể

  • Một bàn tay: dùng 1 đơn vị
  • Một cánh tay: dùng 3 đơn vị
  • Một bàn chân: dùng 2 đơn vị
  • Một cẳng chân: dùng 6 đơn vị
  • Mặt và cổ: dùng 2,5 đơn vị
  • Thân mình (cả trước và sau): dùng 14 đơn vị
  • Toàn thân: dùng 40 đơn vị


Có thể dùng thêm kem dưỡng ẩm trước hoặc sau bôi steroid để giảm kích ứng hoặc khô da cũng như tạo hàng rào bảo vệ.
     2. Các thương tổn da do steroid tại chỗ
     Các tác dụng phụ của steroid tại chỗ

     Các tác dụng phụ xảy ra khi dùng steroid tại chỗ kéo dài, độ mạnh của thuốc không phù hợp với vùng da bị bệnh.
     Hội chứng Cushing

  • Hiếm xảy ra khi dùng steroid tại chỗ.
  • Chỉ xảy ra khi dùng kéo dài loại có hoạt lực mạnh (Ví dụ trên 50g clobetasol propionate hoặc trên 500g hydrocortisone mỗi tuần).

     Tác dụng phụ ngoài da

     Xảy ra khi dùng loại mạnh trong thời gian dài (hàng tháng).

  • Mỏng da, teo da
  • Rạn da (nách, háng, bẹn)
  • Xuất huyết dưới da
  • Giãn mạch máu
  • Rậm lông, lông mọc dài ra
  • Khởi động tình trạng nhiễm trùng da: chốc, nấm da, herpes, viêm nang lông do Malasseezia, u mềm lây.


     Loại mạnh dùng hàng tuần tới hàng tháng có thể gây

  • Viêm da quanh miệng
  • Trứng cá đỏ do steroid
  • Triệu chứng sau ngừng corticoid: ngứa, châm chích…Châm chích thường xảy ra khi dùng lần đầu ở da viêm hoặc da bị tổn thương.
  • Vảy nến thể mủ
  • Viêm da tiếp xúc dị ứng với phân tử steroid, với tá dược, chất bảo quản, thường xảy ra khi dùng lần đầu hoặc sau nhiều năm sử dụng.
  • Phụ nữ mang thai có thể dùng steroid tại chỗ loại nhẹ, hoặc trung bình. Không sử dụng loại mạnh trên diện rộng vì có nguy cơ gây cân nặng thấp cho thai nhi.
  • Nhiều mỹ phẩm được trộn steroid gây viêm da phụ thuộc corticoid và các tác dụng phụ khác.
  • Thương tổn da khi ngừng steroid tại chỗ (topical steroid withdrawal): xảy ra trong vài ngày tới vài tuần ngừng thuốc bôi/mỹ phẩm chứa steroid mà trước đó người bệnh đã dùng trong thời gian dài (hàng tháng), loại có hoạt lực mạnh. Có hai hình thái lâm sàng:
  1.  Da đỏ, bừng, nóng (viêm da do steroid hoặc chứng nghiện/phụ thuộc steroid).
  2.  Viêm da dạng sẩn, mụn mủ (trứng cá đỏ do steroid, viêm da quanh miệng, viêm da quanh mắt).


     Phân biệt viêm da do steroid với bệnh viêm da cơ địa khiến người bệnh phải dùng steroid tại chỗ:

  • Viêm da do steroid thường bừng, nóng hơn là ngứa.
  • Các vùng da đỏ thành mảng.
  • Vị trí không đặc hiệu như trong viêm da cơ địa, thường chỉ gặp ở vùng bôi thuốc.


 

 

 

 

 

Một số hình ảnh về tác dụng phụ của steroid tại chỗ

















Ảnh 1, 2. Teo da, rạn da do steroid tại chỗ
Ảnh 3, 4, 5, 6. Viêm nang lông do steroid tại chỗ
Ảnh 7. Nấm da, giãn mạch, rậm lông do steroid tại chỗ. Ảnh 8. Nấm da lan tỏa do steroid tại chỗ
Ảnh 9. Xuất huyết dưới da do steroid Ảnh 10. Viêm da quanh miệng do steroid
Ảnh 11, 12. Viêm da dạng sẩn do steroid
Ảnh 13, 14, 15, 16. Viêm da do steroid: da đỏ, bừng, nóng sau ngừng thuốc bôi/mỹ phẩm chứa steroid.
Ảnh 17, 18. Viêm da, trứng cá quanh miệng do bôi steroid

Bài và ảnh: BS. Trần Thị Huyền, khoa D2-Bệnh da phụ nữ và trẻ em, Bộ môn Da liễu-Đại học Y Hà Nội.
Đăng bài: Phòng CNTT&GDYT


Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Thông báo: Mời báo giá Hóa chất, Vật tư y tế tiêu hao

Thông báo: Mời báo giá Hóa chất, Vật tư y tế tiêu hao

Thông báo: Mời báo giá Hóa chất, Vật tư y tế tiêu hao.

Báo giá- Mời thầu- 2 ngày trước

Chương trình LIVESTREAM, chủ đề: 'Kết hợp filler và botulinum toxin trong trẻ hóa da'

Chương trình LIVESTREAM, chủ đề: "Kết hợp filler và botulinum toxin trong trẻ hóa da"

Bác sĩ tham gia: TS.BS. Vũ Thái Hà - Trưởng Khoa NC&ƯD Công nghệ Tế bào gốc.

Video- 6 ngày trước

Tổ chức lễ khai giảng lớp 'tiêm chất làm đầy trong thẩm mỹ da' khóa 8

Tổ chức lễ khai giảng lớp "tiêm chất làm đầy trong thẩm mỹ da" khóa 8

Tổ chức lễ khai giảng lớp "tiêm chất làm đầy trong thẩm mỹ da" khóa 8.

Tin hoạt động- 1 tuần trước

Thông báo số 1: Hội nghị Da liễu Thẩm mỹ Toàn quốc lần thứ 7

Thông báo số 1: Hội nghị Da liễu Thẩm mỹ Toàn quốc lần thứ 7

.

Tin hoạt động- 1 tuần trước

Thư mời Hội thảo khoa học Dầu gội trong hỗ trợ điều trị các bệnh lý về tóc và da vùng đầu

Thư mời Hội thảo khoa học Dầu gội trong hỗ trợ điều trị các bệnh lý về tóc và da vùng đầu

.

Tin hoạt động- 2 tuần trước

Thông báo Danh sách trúng tuyển vị trí Điều dưỡng viên năm 2024

Thông báo Danh sách trúng tuyển vị trí Điều dưỡng viên năm 2024

.

Tin hoạt động- 2 tuần trước

largeer