CÁC LIỆU PHÁP QUANG HỌC VÀ ĐIỆN TỪ TRONG ĐIỀU TRỊ TRỨNG CÁ

posted 16/10/2019 Admin

Trứng cá là bệnh lý da mạn tính và hay tái phát, gặp chủ yếu ở lứa tuổi thanh thiếu niên. Bệnh có thể tiến triển trong nhiều năm gây ảnh hưởng tới thẩm mỹ, tâm lý và sự tự tin của người bệnh.

4 nguyên nhân chính đóng vai trò quan trọng trong cơ chế bệnh sinh hình thành trứng cá là tình trạng dày sừng nang lông, tăng sản xuất chất bã, vai trò của vi khuẩn Pacnes và tình trạng viêm. Điều trị sớm và đúng phác đồ rất quan trọng hạn chế được những biến chứng lâu dài đặc biệt là sẹo lõm. Lựa chọn phương pháp điều trị tác động vào 4 nguyên nhân chính gây hình thành mụn trứng cá. Tùy vào mức độ nặng, điều kiện của bệnh nhân, bác sỹ sẽ lựa chọn phương pháp phù hợp như dùng thuốc uống, thuốc bôi, can thiệp thủ thuật như chiếu sáng, laser, điện từ. Trong đó quang học và điện từ được coi như là liệu pháp hỗ trợ trong điều trị trứng cá đặc biệt quan trọng trong những trường hợp Bệnh nhân có chống chỉ định với các điều trị thông thường (như trẻ em, tăng mỡ máu khi dùng isotretinoin,…)

Các liệu pháp quang học và điện từ trong điều trị trứng cá bao gồm: Laser, IPL, chiếu LED, quang động học, RF.

  1. Chiếu ánh sáng LED (xanh – đỏ)

Ánh sáng LED có bước sóng từ 405 – 940 nm

Cơ chế tác dụng: P.acnes sản xuất porphyrin, porphyrin bị hấp thu bởi ánh sáng bước sóng từ 400-700 nm giải phóng ra gốc tự do có tác dụng diệt Pacnes và chống viêm.

Ánh sánh xanh có bước sóng 415nm có tác dụng diệt Pacnes tốt hơn và đã được  FDA chấp thuận trong điều trị trứng cá mức độ từ nhẹ đến trung bình. Ánh sáng đỏ có bước sóng 660 nm thâm nhập sâu hơn vào tuyến bã nên có tác dụng chống viêm do ức chế giải phóng Cytokine từ đại thực bào tuy nhiên có tác dụng diệt Pacnes thấp hơn. Một số nghiên cứu cho thấy kết hợp chiếu cả ánh sáng xanh và đỏ cho kết quả tốt hơn chiếu ánh sáng xanh đơn độc.

Ánh sáng LED (xanh – đỏ) hiệu quả đối với tổn thương mụn viêm tốt hơn đối với các tổn thương không viêm được báo cáo trong hầu hết các nghiên cứu.

Nghiên cứu của Papagenorgious năm 2000 nghiên cứu trên 107 bệnh nhân chia làm 4 nhóm, nhóm 1 chiếu ánh sáng xanh đơn thuần 415 nm, nhóm 2 chiếu cả ánh sáng xanh và đỏ, nhóm 3 bôi benzoin period 5% và nhóm 4 chiếu ánh sáng trắng. Tất cả đều sử dụng hằng ngày bằng máy cầm tay. Kết quả cho thấy nhóm phối hợp ánh sáng xanh và đỏ hiệu quả vượt trội hơn 3 phương pháp còn lại, sau 12 tuần cải thiện 76% tổn thương viêm và 58% tổn thương không viêm.

  1. IPL (Intense pulsed light – Xung ánh sáng cường độ cao)

IPL là dải bước sóng từ 400-1200 nm

Cơ chế: IPL có chứa phổ bước sóng xanh – đỏ có tác dụng giảm viêm và diệt Pacnes, ngoài ra IPL gây tổn thương mạch máu nuôi dưỡng tuyến bã làm tổn thương tuyến bã và IPL có tác dụng chống viêm do làm giảm TNF – α.

Nghiên cứu của Liu 2014 cho thấy IPL kém hiệu quả hơn PDL (Pulse dye laser – laser màu xung và PDT(quang động học) nhưng hiệu quả hơn chiếu ánh sáng xanh đỏ đơn thuần và một số nghiên cứu khác cho thấy kết hợp IPL với PDT hiệu quả hơn IPL thông thường.

  1. Laser

Cơ chế tác dụng: diệt vi khuẩn Pacnes và gây tổn thương tuyến bã làm giảm sản xuất bã nhờn.

Các loại laser:

3.1. Laser KTP 532 nm và PDL (Pulse dye laser)

Vì 2 loại laser này có bước sóng ngắn, ko thâm nhập sâu đến tuyến bã nên ít gây ảnh hưởng đến tuyến bã, cơ chế chính của 2 loại laser này là diệt Pacnes và tác động vào mạch máu thông qua đích tác động là hemoglobin gây tái phân bố mạch máu nuôi tuyến bã.

Với liệu trình 1 tuần/ lần x 4 tuần bằng KTP 532, độ rộng xung 40ms và spot size 4 mm tình trạng mụn cải thiện 34.9% so với trước điều trị trong một nghiên cứu 2011 với cỡ mẫu 44 BN. Một nghiên cứu khác cho thấy PDL có hiệu quả tương tự thuốc bôi (vitamin A acid, BPO) và peel TCA (trichloroacetic 25%).

3.2. Laser gần hồng ngoại

Laser gần hồng ngoại: 1320, 1450 và 1540nm đã được FDA chấp thuận điều trị mụn dựa trên cơ chế quang nhiệt chọn lọc trong đó đích hấp thu là lipid của tuyến bã gây tổn thương tuyến bã.

Nghiên cứu 27 BN trứng cá ở lưng điều trị bằng laser 1450 nm Smoothbeam 4 lần cách nhau 3 tuần. Kết quả cho thấy tổn thương mụn giảm 98% sau 4 lần và theo dõi 6 tháng chỉ có 1 BN xuất hiện lại ít tổn thương.

Ngoài ra có một số nghiên cứu báo cáo hiệu quả của Long-pulse diode laser – laser diode xung dài

2002: Lloyd đưa chất màu Indocyanine thâm nhập vào tuyến bã, sau đó sử dụng laser diode xung dài 800 nm phá hủy chọn lọc tuyến bã – quang động học.

2015: Paithankar : sử dụng các vi hạt có lõi là silica mạ vàng đưa qua qua lỗ chân lông vào tuyến bã bằng cách matxa rung tại chỗ qua bề mặt da, sau đó dùng laser diode 800 nm xung dài. Kết quả thấy tổn thương viêm giảm ở tuần 12.

  1. Liệu pháp quang động học

Là phương pháp sử dụng chất nhạy cảm quang (thường là axit 5-aminolevulinic (ALA), MLA, indocyanine, axit indole-3-acetic) trước khi tiếp xúc nguồn sáng như Laser, LED, IPL.

Cơ chế: chất nhạy cảm quang được hấp thụ tốt ở tuyến bã nhờn, khi được chiếu sáng có tác dụng làm tăng diệt khuẩn Pacnes và gây tổn thương chọn lọc tuyến bã dẫn đến giảm bã nhờn

Các nghiên cứu cho thấy liệu pháp quang động học cho kết quả cao hơn chiếu LED, laser hay IPL đơn thuần, tuy nhiên có một số tác dụng phụ như đau, ban đỏ kéo dài, nhiễm độc ánh sáng, đóng vảy tiết, mụn mủ. Bệnh nhân cần tránh ánh sáng mặt trời ít nhất 24h sau điều trị.

  1. RF (radio frequency)

RF là sóng cao tần có tần số từ 3 kHz đến 300 MHz, tạo ra dòng điện điện từ trường.

Cơ chế hoạt động: sóng cao tần gặp trở kháng là mô da sẽ sinh nhiệt dẫn đến tiêu diệt vi khuẩn Pacnes, và phá hủy tuyến bã giảm sản xuất bã nhờn.

Phân loại RF

Theo chế độ hoạt động: RF đơn cực, RF lưỡng cực và RF vi điểm.

Phân loại theo khả năng xâm nhập:

RF không xâm nhập và RF kim xâm nhập (kim xâm nhập có bọc cách điện chỉ phát năng lượng phần đầu kim nên nhiệt tập trung tại mô đích mà không ảnh hưởng phần thượng bì phía trên hạn chế tác dụng phụ).

Nghiên cứu Kim 2014 sử dụng RF lưỡng cực vi điểm xâm nhập (máy intracel) điều trị trên 25 BN trứng cá trung bình đến nặng với chiều dài kim 1.5 mm, mức 3, điều trị 3 liệu trình cách nhau 1 tháng. Kết quả thấy tổn thương viêm giảm sau 1, 2, 3 tháng lần lượt là 47, 65 và 84%. 3 tháng sau lần điều trị cuối cùng tổn thương mụn giảm 90%.

Có thể chỉ định liệu pháp quang học và điện từ khi BN đang uống isotretinoin không?

Có thể kết hợp vừa chiếu ánh sáng xanh đỏ và isotretinoin đường uống. Đối với laser và RF hầu như các tác giả đều khuyến cáo dừng isotretinoin ít nhất 6 tháng trước khi can thiệp. Nhưng hiện nay một số quan điểm mới có thể dừng uống isotreinoin và can thiệp thủ thuật luôn hoặc vừa uống liều thấp isotretinoin (5-20mg) vừa can thiệp thủ thuật. Tuy nhiên mức độ bằng chứng về an toàn chưa nhiều và chưa có nghiên cứu nào đủ thuyết phục để khẳng định về mức độ an toàn của việc kết hợp này.

Chỉ định điều trị các liệu pháp quang học và điện từ như thế nào cho hợp lý?

Các Guideline S3 Hội Da liễu Châu Âu 2016 và Guideline AAD 2015 đều khẳng định vai trò của isotretinoin và thuốc bôi, kháng sinh. Trong đó liệu pháp quang học và điện từ không khuyến cáo đối với các tổn thương comedone, đối với các mụn viêm mức độ nhẹ đến vừa có khuyến cáo sử dụng ánh sáng xanh đơn trị liệu và được FDA chấp nhân. Chính vì vậy mặc dù nhiều nghiên cứu đã cho thấy hiệu quả của liệu pháp quang học và điện từ trong điều trị trứng cá tuy nhiên nó không được khuyến cáo chính trong điều trị trứng cá, Bác sỹ có thể sử dụng như là một liệu pháp hỗ trợ đặc biệt với các trường hợp BN không thể sử dụng các phương pháp thông thường.

 

Bài viết: BSNT Nguyễn Thị Xuân

Đăng bài: Phòng CTXH.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Thông báo: Bệnh viện Da liễu Trung ương mời các nhà thầu quan tâm nộp hồ sơ chào giá đăng ký thực hiện dự toán mua sắm Mỏ vịt nhựa.

Thông báo: Bệnh viện Da liễu Trung ương mời các nhà thầu quan tâm nộp hồ sơ chào giá đăng ký thực hiện dự toán mua sắm Mỏ vịt nhựa.

Thông báo: Bệnh viện Da liễu Trung ương mời các nhà thầu quan tâm nộp hồ sơ chào giá đăng ký thực hiện dự toán mua sắm Mỏ vịt nhựa..

Tin hoạt động- 12 giờ trước

Thông báo: Bệnh viện Da liễu Trung ương mời các nhà thầu quan tâm nộp hồ sơ chào giá đăng ký thực hiện dự toán mua sắm Test nhanh HCV.

Thông báo: Bệnh viện Da liễu Trung ương mời các nhà thầu quan tâm nộp hồ sơ chào giá đăng ký thực hiện dự toán mua sắm Test nhanh HCV.

Thông báo: Bệnh viện Da liễu Trung ương mời các nhà thầu quan tâm nộp hồ sơ chào giá đăng ký thực hiện dự toán mua sắm Test nhanh HCV..

Tin hoạt động- 12 giờ trước

Thộng báo: Lịch khám chữa bệnh dịp lễ Giỗ tổ Hùng Vương và 30/4 -1/5

Thộng báo: Lịch khám chữa bệnh dịp lễ Giỗ tổ Hùng Vương và 30/4 -1/5

Thộng báo: Lịch khám chữa bệnh dịp lễ Giỗ tổ Hùng Vương và 30/4 -1/5.

Tin hoạt động- 16 giờ trước

Thông báo: Bệnh viện Da liễu Trung ương mời các nhà thầu quan tâm nộp hồ sơ chào giá đăng ký thực hiện dự toán mua sắm Bộ kít tách chiết

Thông báo: Bệnh viện Da liễu Trung ương mời các nhà thầu quan tâm nộp hồ sơ chào giá đăng ký thực hiện dự toán mua sắm Bộ kít tách chiết

.

Báo giá- Mời thầu- 1 ngày trước

Thông báo: Bệnh viện Da liễu Trung ương mời các nhà thầu quan tâm nộp hồ sơ chào giá đăng ký thực hiện dự toán mua sắm Ống falcon

Thông báo: Bệnh viện Da liễu Trung ương mời các nhà thầu quan tâm nộp hồ sơ chào giá đăng ký thực hiện dự toán mua sắm Ống falcon

.

Báo giá- Mời thầu- 1 ngày trước

Thông báo: Bệnh viện Da liễu Trung ương mời các nhà thầu quan tâm nộp hồ sơ chào giá đăng ký thực hiện dự toán mua sắm : Dung dịch đệm  PDS và Trypsin

Thông báo: Bệnh viện Da liễu Trung ương mời các nhà thầu quan tâm nộp hồ sơ chào giá đăng ký thực hiện dự toán mua sắm : Dung dịch đệm PDS và Trypsin

.

Báo giá- Mời thầu- 1 ngày trước

largeer